Nằm giữa “tam giác vàng” về kinh tế và du lịch phía Nam là TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu, Nhơn Trạch xưa nay luôn được các nhà đầu tư kỳ vọng là địa bàn phát triển vượt bậc trong số các khu đô thị vệ tinh xung quanh TP.HCM bởi vị trí vàng của nó.
Phối cảnh tổng thể thành phố mới Nhơn Trạch
Hơn 20 năm trước, khi có thông tin Nhơn Trạch được phê duyệt trở thành khu đô thị (KĐT) loại II, ai ai cũng đổ dồn về mua đất nền tại đây với hi vọng sẽ mang về những khoản lợi nhuận béo bở và một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, 20 năm sau, tất cả những dự định đó đều đang “trùm chăn” tại Nhơn Trạch. Chưa bàn về vấn đề vốn của các nhà đầu tư đã bị “chôn chân” sau hơn hai thập kỷ mà chúng ta hãy nhìn thẳng vào hạ tầng giao thông, mạng lưới kết nối của Nhơn Trạch ở thời điểm năm 1997 trở về trước. Nhơn Trạch là một huyện bình thường của Đồng Nai, không có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế…
Mặt khác, dù vị trí tiếp giáp TP.HCM nhưng lại bị ngăn cách bởi hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, vì thế dù nằm kề cận thành phố sầm uất nhất Việt Nam nhưng Nhơn Trạch như một con rồng ẩn mình bên kia con sông Sài Gòn, nó cần được đánh thức, đúng cách và đúng thời điểm.
Hiện nay, với 9 khu công nghiệp, hàng loạt khu du lịch sinh thái trên địa bàn Nhơn Trạch như Vườn Tre, Bò Cạp Vàng… được đầu tư quy mô lớn thi nhau ra đời. Và với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư hoàn thiện: cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Long Thành, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cầu quận 9 – Nhơn Trạch, sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với trung tâm quận Thủ Đức, Đặc biệt tuyến đường 25C, có chiều dài 14,5km, điểm đầu nối với quốc lộ 51 và điểm cuối giao với đường vành đai 3. Tuyến đường này cũng đi qua các khu đô thị và khu công nghiệp của huyện Nhơn Trạch. Đây được đánh giá là tuyến đường xương sống mang tính chiến lược của huyện Nhơn Trạch. Khi được xây dựng hoàn chỉnh thì đây sẽ là đường nối TP.Hồ Chí Minh – Nhơn Trạch – Sân bay Long Thành.
Hạ tầng Nhơn Trạch ngày càng được đầu tư hiện đại, hoàn chỉnh
Giữa tháng 6/2017, Thủ tướng đã ký chủ trương bổ sung xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái nối quận 2, TP.HCM sang huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai vượt sông Đồng Nai. Theo dự kiến, cầu Cát Lát có tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5 km. Đây là công trình đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc 80 km/giờ; mặt cắt ngang đường 60 m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy mô tuyến.
Thêm vào đó, sự hình thành của sân bay quốc tế Long Thành, hiện nay đang được triển khai và dự kiến sẽ khánh thành năm 2025, cũng kỳ vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt mới cho thị trường bất động sản Đồng Nai nói chung và Nhơn Trạch nói riêng.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Nhơn trạch đã và đang hình thành nhiều KĐT mới như: Đại Phước Center, Đông Sài Gòn, Eco Sun, Orchid City, King Bay.., Đặc biệt dự án Long Tân City ( KDC Long Tân) với quy mô tổng dự án 77 tọa lạc ngay trung tâm hành chính thành đô thị mới của huyện Nhơn Trạch - trên tuyến đường chiến lược 25C. Với quy hoạch hiện đại cùng không gian sống xanh hứa hẹn sẽ mang lại một nơi an cư lý tưởng và đầu tư tiềm năng.
Từ những lợi tiềm năng sẵn có cùng sự hậu thuẫn của hạ tầng đã tạo điều kiện cho Nhơn Trạch phát huy sức mạnh tiềm tàng vốn có của mình, hoàn thành sứ mệnh phát triển đô thị công nghiệp và sẽ là động lực giúp cho bất động sản khu vực này cất cánh.