Một vài điểm lưu ý khi thiết kế “ Nhà triền dốc”

Một vài điểm lưu ý khi thiết kế “ Nhà triền dốc”

‘Nhà triền dốc’ là một loại nhà khá quen thuộc tại những vùng cao nguyên. Với những đặc điểm về địa hình tự nhiên và đời sống bản địa, không gian thoáng đãng, tầm nhìn xa rộng của vùng đất Bảo Lộc, bất cứ công trình nào ở đây dù lớn hay nhỏ, thì kiến trúc cũng phải bám vào địa hình, phù hợp và tôn trọng địa hình và đời sống mang tính đặc thù của nó, tránh tối đa sự san phẳng địa hình và nhạt nhòa bản sắc, không nên phát triển chiều cao “nhân tạo” mà nên thấp tầng, với tỷ lệ vừa phải và trải ra hài hòa với cảnh quan, hòa vào nó, làm sao trong bức tranh toàn cảnh, kiến trúc chỉ như những điểm chấm phá lẩn khuất trong thiên nhiên rộng lớn.


Thiết kế nhà trên triền dốc: Hiện đại, nhưng hòa nhập với thiên nhiên. Ảnh minh họa nhà phố dự án Nam Phương City

    Thiết kế “Nhà triền dốc” luôn là vấn đề khó khăn và cẩn trọng của các kiến trúc sư khi mà ngoài vấn đề tìm ra giải pháp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, còn phải là sự phù hợp với địa hình. Tuy nhiên, khi có được thiết kế phù hợp với địa hình cảnh quan thì biệt thự trên triền dốc lại có nhiều ưu điểm như: Tầm view đẹp, cảnh quan thiên nhiên tràn đầy, không gian thoáng đạt, ngôn ngữ biểu cảm kiến trúc đầy chất lãng mạn.

 Lợi thế đầu tiên của “nhà triền dốc” là dù lớn hay nhỏ vẫn có được một vị trí trên cao, do đó rất mát mẻ và thông thoáng. Có rất nhiều ngôi nhà còn có thể ngắm được cảnh đẹp. Lợi thế kế tiếp của loại nhà này là dễ có sự độc lập và yên tĩnh. Vì đối với vùng có nhiều đồi núi, để tìm một cuộc đất bằng phẳng, rộng rãi để làm nhà thì chưa hẳn là việc dễ dàng.


     Kết hợp độ dốc của khu vườn để tạo tầng hầm được điều hòa

                 không khí nhờ những thảm cỏ bên trên


     Nhà được xây dựng ven sườn núi, sườn đồi, sườn dốc đã có từ rất lâu đời. Và thuật phong thuỷ ngày xưa đã chú trọng rất nhiều về loại nhà này. Người xưa khi xây dựng nhà cửa, thôn xóm ở vị trí trên cao là để đề phòng thú dữ. Cho đến khi kiến trúc phát triển thì mới xây dựng lên những đền đài, thành trì, để phòng thủ trong việc chiến tranh. Chính vì thế mà những thuật ngữ trong phong thuỷ như “thành môn” (cổng thành), “ỷ thế sơn thần” (dựa lưng vào thế núi), “Châu bảo tuyến” (đường dẫn đi thông suốt), “Hoả khanh tuyến” (đường bị chận kín để tránh hiểm hoạ)…vẫn còn được lưu truyền.


  Khu vườn có độ dốc thì có thể tạo không gian xanh bằng các thảm cỏ tạo khoảng xanh, giảm bớt sự phản chiếu và sức nóng của ánh mặt trờimà còn tạo sự thông thoáng, không bị cản tầm nhìn cả trong và ngoài nhà. Ảnh minh họa.


“Nhà triền dốc” tuỳ theo từng vùng, từng địa phương. Cũng tuỳ theo vị thế, phương hướng, độ cao, độ dốc… của mỗi ngôi nhà mới có thể định được “Hung” hay “Cát” theo thuật phong thuỷ. “Hướng khí” là loại khí trường rất mạnh đi theo hướng gió tuỳ theo từng mùa trong năm là một trong những yếu tố. Kế tiếp, “Địa trường” là loại khí trường do núi đá phát sinh cũng mạnh không kém, chi phối vào loại nhà này. Nếu so vị thế nhà vùng cao và nhà đồng bằng, thì nhà vùng cao khó an toàn hơn nếu sai vị trí, thiếu vị thế, và không phù hợp phương hướng…Sau đây là một số thông tin về “nhà triền dốc” để các bạn có thể tham khảo thêm:

- “Nhà triền dốc” khi đối diện với một ngọn núi, một dãy núi, một ngọn đồi, một ngôi nhà cao tầng… cho dù là nhà hướng nào, thì bạn cũng phải nhìn thấy được mặt trời lặn nơi phía chân trời, thì mới được gọi là hướng tốt. Nếu hướng nhà của bạn không thể nào chứng kiến được thời điểm của hoàng hôn hay bình minh, thì bạn nên khai rộng cửa để đón “Dương khí”, và đừng nên làm nhiều  cửa sổ để hạn chế bớt “Âm khí”.


      Để hóa giải nhà có dốc đâm thẳng cửa chính, hãy xây thêm một số

 bậc thang lên xuống trước cửa chính. Ảnh minh họa


- “Nhà triền dốc” khi đối diện với một rừng cây,
 hay một khu nương rẫy là điều tốt nhất. Còn nếu hướng nhà đối diện với một ngọn đồi trọc hay một khu đất trống thì bạn cũng phải đổi hướng cửa. Nếu không thể đổi hướng cửa thì bạn nên khai thêm cửa hông hoặc cửa sau.

- Những “ngôi nhà triền dốc” đều có một đặc điểm chung là nên làm gian bếp lớn và rộng rãi. Nếu là bếp nhỏ, bạn nên làm hai bếp ở hai vị trí khác nhau. Nếu nhà đã có máy sưởi hay lò sưởi thì bạn nên sử dụng một bếp mà thôi. Nếu nhà quá nhỏ, ban nên thắp một bóng đèn đỏ nơi khu vực bếp vào ban đêm.


Thiết kế không gian bếp rộng rãi, thoáng mát nhưng vẫn ấm cúng. Ảnh minh họa

   Theo phong thủy, nếu nhà có dốc phía sau lưng là thế không tốt, vì nó có thể mang đi tất cả mọi thứ trong gia đình bao gồm cả sự thịnh vượng, may mắn và giàu có.


Nhà có dốc phía sau được cho là không tốt về mặt phong thủy. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bạn có thể hóa giải thế đất xấu này bằng cách trồng một cây có độ cao bằng ngôi nhà nhằm kéo khí từ sườn dốc về phía nhà; hoặc lắp một bóng đèn cao áp chiếu sáng vào mái nhà để điều chỉnh dòng khí đi lên phía mái nhà. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt một tảng đá lớn phía sau lưng nhà để tạo cảm giác ngôi nhà đang tựa lưng vào ngọn núi. Tảng đá này nên có hình một chiếc bát lớn, vừa tạo thế vững chắc vừa giúp mang thịnh vượng vào nhà.