Làn sóng đầu tư bất động sản đổ về vùng đô thị TP.HCM mở rộng, "nóng" cục bộ ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu

Dòng tiền đầu tư bất động sản đang hướng về một số thị trường như Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Bình Dương...

 

Những nơi này đang chứng kiến thị trường bất động sản phát triển khá sôi động. Trong đó, nhu cầu đầu tư vào phân khúc đất nên, nhà phố, biệt thự tại các dự án khu đô thị mới diễn ra khá sôi động.

Lý do được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá, đó là khu vực này đang được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường cao tốc và sân bay. Khi hoàn thành sẽ hình thành nên một vùng đô thị mới, được xem là sự mở rộng của TP.HCM, kéo theo sức hút về lao động, di dân và nhu cầu của người nước ngoài đến làm việc ở những nơi này do sự phát triển bùng nổ của các nhà máy, khu công nghiệp...

Tiềm năng vùng kinh tế trọng điểm

Tp.HCM đang được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trung bình hàng năm, Thành phố đóng góp khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu sách nhà nước.

Ngoài ra, các tỉnh vùng ven như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai đến nay là những tỉnh công nghiệp. Long An cũng đang dần dần tiến lên thành một tỉnh công nghiệp. Bà Rịa-Vũng Tàu trước là một tỉnh rất nghèo nhưng nay đã hình thành một khu công nghiệp dầu khí và cụm công nghiệp dịch vụ hàng hải lớn nhất cả nước và đang hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực.

Cùng với sự chuyển mình phát triển về kinh tế, nhằm tạo lực đẩy mạnh mẽ cho khu vực kinh tế phía Nam cũng như cả nước, Chính phủ đã quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Tp.HCM và các tỉnh thuộc cả miền Đông lẫn miền Tây Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Trong đó, với vai trò trung tâm kết nối phát triển, Tp.HCM đã đóng vai trò chủ lực cho toàn vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển đổi và phát triển cơ chế kinh tế thị trường dù mức độ lan tỏa chưa như tiềm năng vốn có.

Theo Tổng cục Thống kê, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính hàng đầu và là động lực phát triển năng động của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

Theo quy hoạch của TP.HCM, khu Đông TP.HCM là đô thị vệ tinh của thành phố và được đầu tư mạnh mẽ để triển hạ tầng và hệ thống giao thông như: Sân bay Long Thành, các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến metro số 1 từ quận Thủ Đức qua đến thành phố Biên Hòa…

Hạ tầng khu Đông TP.HCM được chính quyền chú trọng phát triển để mở ra những cơ hội mới thu hút nhà đầu tư về đây phát triển kinh tế cho vùng. Điển hình là Đồng Nai đang được phát triển đồng bộ, kết nối với TP.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với chính sách giãn dân ra các vùng ven để giảm tải cho TP.HCM, nhiều dự BĐS ven Sài Gòn được quy hoạch chuyên nghiệp, theo xu hướng tương lai hóa.

Tận dụng tối đa ưu thế thiên nhiên, quỹ đất của khu lân cận cùng nhu cầu của người sử dụng trong tương lai, các nhà phát triển BĐS tại khu Đông hướng tới quy hoạch các dự án xanh, tối ưu tiện ích. Nhờ việc phát triển nhiều dự án quy mô, bài bản của các chủ đầu tư lớn và uy tín, thời gian qua nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã đổ về thị trường các tỉnh vùng ven TP.HCM để “xuống tiền”.

Đơn cử như dự án Long Tân City ở Đồng Nai, được quy hoạch với quy mô 77 héc-ta, do Licogi 16 làm chủ đầu tư. Ngoài việc phát triển theo tiêu chí công trình xanh và hiện đại, khu đô thị Long Tân City cũng khá thuận tiện trong kết nối liên vùng và các tiện ích ngoại khu, khi nằm trên mặt tiền đường 25C (Nguyễn Aí Quốc) - kết nối TP.HCM với Sân bay Long Thành qua phà Cát Lái.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư ngày càng rõ nét

Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường ở các tỉnh vùng ven TP.HCM có ưu thế là nằm trong các vùng kinh tế trong điểm của phía Nam với tỉ suất sinh lời cao, thanh khoản tốt và có thể nhanh chóng bán ra kiếm lời, đã mang đến hấp lực lớn cho các nhà đầu tư, trong đó không ít nhà đầu tư đến từ phía Bắc. Nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội tìm đến các thị trường này do giá đất ở khu vực này còn thấp.

          Làn sóng dịch chuyển đầu tư của các NĐT phía bắc với BĐS phía Nam ngày càng rõ nét. 

Con số ghi nhận thực tế cho thấy các tỉnh vùng ven TP.HCM có giá còn mềm, nhiều dư địa phát triển cùng khả năng tăng giá cao. Đơn cử khu Đông TP.HCM hiện ghi nhận mức giá tăng từ 9-11% so với cùng kỳ 2018. Đặc biệt, giá đất tại Đồng Nai từ sau áp dụng hệ số giá đất mới, nhiều nơi đã tăng gấp 1,5-3 lần. Điển hình nhất là tại thị trường Long An, khảo sát tình trạng giá đất nền tại một số khu vực như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước… giá đất hiện đang ở mức dao động từ 15-25 triệu đồng/m2.

So với thời điểm 1 năm trước, giá đất tại đây đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2. Khảo sát tại một số dự án trên địa bàn huyện Cần Đước, được biết giá đất hiện nay cũng đang tăng khá mạnh, so với giữa năm 2018 đã tăng khoảng 30-40 triệu đồng/m2. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá đất từ năm 2020 dự kiến sẽ còn tăng khá cao khi các tuyến giao thông trọng điểm hoàn thiện.

Còn tại thị trường Bình Dương, đại diện một công ty môi giới trên địa bàn cho biết: "Gần đây khá nhiều khách hàng ngoài Bắc đã liên hệ với công ty để tìm mua đất tại khu vực này. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn cung đất nền dự án có pháp lý và hạ tầng hoàn thiện không nhiều, trong khi quỹ đất tại các thị trường lớn phía Bắc cũng đã hạn chế nên các nhà đầu tư có xu hướng Nam tiến nhằm đánh vào những nơi còn nhiều quỹ đất và giá tạm ổn như Bình Dương, Đồng Nai…", môi giới này cho hay.